Chất phá bọt dùng trong công nghiệp sản xuất (dạng silicone)

Thời gian đăng bài:2023-12-01 16:19:59 Lượt truy cập: Công ty TNHH Công nghệ CRM (Việt Nam)

Hiện tượng nổi bọt trong quá trình sản xuất đã tồn tại từ rất lâu, đây cũng là một trong những vấn đề thường gặp trong các ngành công nghiệp như xử lý sơn, thực phẩm, xử lý nước thải, nông nghiệp… và đặc biệt là trong sản xuất bột giấy,  xử lý nước thải sản xuất giấy. Mặc dù cho đến nay đã áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng vẫn xuất hiện tình trạng nổi bọt trong quá trình sản xuất. Những lớp bọt này nếu không được xử lý sẽ gây ra một số khó khăn nhất định liên quan đến sản xuất và chất lượng sản phẩm, như là nếu dòng bột có bọt khí thì trên bề mặt của tờ giấy sẽ để lại vết bọt, cản trở sự thoát nước trên lưới xeo và bọt khí sẽ làm tăng sự kết tụ của các xơ sợi bột làm cho chúng phân tán không đều khi hình thành tờ giấy. Điều này dẫn đến kết quả là bề mặt giấy bị gồ ghề, giảm tính thẩm mỹ, không đạt được chất lượng như mong muốn.

28.png


Bên cạnh đó, với nhu cầu sản xuất đang tăng trưởng mạnh mẽ của ngành giấy như hiện nay, bọt trong nước thải sản xuất giấy không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị xử lý nước thải nói riêng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước nói chung. Một ví dụ điển hình là khi áp dụng quy trình bùn hoạt tính để xử lý nước thải, một lượng lớn bọt được tạo ra che phủ bề mặt trong quá trình sục khí, khiến cho quá trình oxy hóa trở nên khó khăn hơn sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật. Vì vậy việc xử lý bọt trong quá trình sản xuất giấy là vấn đề quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Do đó, Chất phá bọt dạng Silicone sẽ được ưu tiên lựa chọn hàng đầu nhằm giải quyết vấn đề trên và tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

1. Vậy Chất phá bọt Silicone là gì và nó hoạt động như thế nào?

Chất phá bọt dạng Silicone là hợp chất chứ silicone, là tác nhân (agent) gây phá bọt (anti-foam) nhằm mục đích loại bỏ bọt một cách hiệu quả. Về ngoại quan thì chất phá bọt Silicone có dạng nhũ màu trắng hoặc màu vàng nhạt, độ pH khoảng 6-8, với hiệu quả lên tới 99%.

Nguyên lý hoạt động với 3 tiêu chí: “Thẩm thấu - Căng ra - Phá vỡ” chất phá bọt sẽ giúp phá vỡ các cụm bọt khí hình thành trong quá trình sản xuất và còn có khả năng hạn chế tối đa việc hình thành bọt mới.


32.png


2. Đặc tính của chất phá bọt dạng Silicone.  

Chất phá bọt dạng Silicone còn có những ưu điểm và đặc tính vô cùng nổi trội như:

  • Phạm vi sử dụng rộng rãi: Do cấu trúc hóa học đặc biệt của Silicone, nó không tương thích với nước hoặc các chất chứa nhóm phân cực, cũng như với hydrocarbon hoặc các chất hữu cơ chứa nhóm hydrocarbon. Do Silicone không hòa tan với nhiều chất khác nhau nên nó có nhiều ứng dụng và được sử dụng để khử bọt trong hệ thống nước và hệ thống dầu. 

  • Khả năng khử bọt mạnh: Không chỉ có thể phá vỡ bọt đã được tạo ra một cách hiệu quả, mà còn ức chế và ngăn chặn sự hình thành bọt. Mức dùng ít, chỉ cần thêm một phần triệu trọng lượng của môi trường tạo bọt là có thể tạo ra hiệu ứng phá bọt, không chỉ chi phí thấp mà còn không gây ô nhiễm cho vật chất được phá bọt.

  • Sức căng bề mặt nhỏ: Sức căng bề mặt của Silicone thường là 20-21 dynes/cm, nhỏ hơn sức căng bề mặt của nước (72 dynes/cm) và các chất lỏng tạo bọt thông thường nên có hiệu quả khử bọt tốt

  • Tính ổn định nhiệt tốt: Lấy Silicon Dimethyl thường sử dụng làm ví dụ, nó có thể chịu được 150°C trong thời gian dài và hơn 300°C trong thời gian ngắn, liên kết Si-O của nó không bị phân hủy. Điều này đảm bảo rằng hóa chất phá bọt dạng Silicone có thể được sử dụng trong phạm vi nhiệt độ rộng

  • Tính ổn định hóa học tốt: Do liên kết Si-O tương đối ổn định, nên dạng Silicon có độ ổn định hóa học cao và khó phản ứng hóa học với các chất khác. Do đó, chỉ cần pha chế hợp lý, chất phá bọt dạng Silicone mới có thể sử dụng trong các hệ thống chứa axit, kiềm và muối.

  • Tính trơ về mặt sinh lý: Silicon đã được chứng minh là không độc hại đối với con người và động vật, và liều lượng gây chết người của nó phải lớn hơn 34 g/kg. Vì vậy, chất phá bọt dạng Silicone (khi kết hợp với những chất nhũ hóa không độc hại phù hợp) có thể được sử dụng an toàn trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, y tế, dược phẩm và mỹ phẩm.

Chất phá bọt dạng Silicone có tác dụng khử và ức chế bọt, có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng, nếu hệ thống sinh ra bọt có thể khuấy phân tán thì có thể trực tiếp cho vào, không cần pha loãng. Nếu muốn pha loãng thì phải dựa theo hướng dẫn. Vì dùng nước hoặc những sản phẩm khác pha loãng sẽ xuất hiện tình trạng tách lớp, ảnh hưởng hiệu quả sản phẩm. Nên hãy dựa theo tình trạng sử dụng khác nhau, căn cứ tình hình mà điều chỉnh liều lượng từ 10-100ppm phá bọt.


30.png


Nắm bắt được sự cần thiết của chất phá bọt trong ngành công nghiệp sản xuất và mong muốn đáp ứng nhu cầu của thị trường thì Công ty TNHH Công Nghệ CRM (Việt Nam) đang cung cấp dòng sản phẩm chất phá bọt là “S120 Chất phá bọt dạng Silicone”. Sản phẩm là tổng hợp các chất polysiloxan, chất phân tán và chất ổn định mà tạo thành. Ngoài ra, S120 cũng tương thích tốt với môi trường tạo bọt, có tốc độ phá bọt nhanh và phân tán tốt trong môi trường nước. Để cho sản phẩm ở trong trạng thái tốt nhất, sản phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp từ 5-300C, tránh nơi có nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời. Không được để sản phẩm tiếp xúc các chất có tính axit, kiềm, muối. Khi không sử dụng cần phải đậy nắp thật kín, để tránh các vi khuẩn xâm nhập vào. Trong trường hợp tách lớp thì có thể khuấy đều, việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng. Lưu ý, ở nhiệt độ dưới 00C S120 sẽ bị đông cứng, nếu bị đông cứng thì rã đông sau đó khuấy đều, việc này cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 02866600993 hoặc gửi mail về địa chỉ sales@crmt-vn.com để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.